Về Phương Nam Nghe Đàn Ca Tài Tử

Đờn ca tài tử Nam Bộ là sản phẩm văn hóa phi vật thể của Nam Bộ, vừa mang tính bác học, vừa dân gian gắn liền với mọi sinh hoạt cộng đồng dân cư Nam Bộ, được cải biên từ nhạc cung đình Huế và sáng tác mới trên nền tảng âm nhạc dân ca, hát đối, hò vè của vùng đất Nam Bộ.

Đờn ca tài tử Nam Bộ – Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới (Ảnh sưu tầm)

Đờn ca tài tử Nam Bộ là dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam.

Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động.

Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục

Ca nhạc tài tử, Đàn ca tài tử, Đờn ca tài tử, tài tử miệt vườn là một trong những cái tên dùng để nói về dân ca Nam Bộ nói chung và ám chỉ về đờn ca tài tử nói riêng.

Bằng điệu đờn, tiếng hát, loại hình sinh hoạt văn hóa này gắn kết cộng đồng thông qua thực hành và sáng tạo nghệ thuật, trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung đình triều Nguyễn và âm nhạc dân gian miền Trung, miền Nam, nên vừa có tính bình dân, vừa mang tính bác học.

Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ không ngừng được sáng tạo nhờ tính “ngẫu hứng,” “biến hóa lòng bản” theo cảm xúc, trên cơ sở của 20 bài gốc (bài Tổ) và 72 bài nhạc cổ cho 4 điệu, gồm 6 bài Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), 7 bài Hạ (dùng trong tế lễ, có tính trang nghiêm), 3 bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và 4 bài Oán (diễn tả cảnh đau buồn, chia ly).

Nhạc cụ tham gia trình diễn gồm đàn kìm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn bầu, đàn cò, sáo, tiêu, song loan và hai nhạc cụ của phương Tây là violon và guitar, đã được “cải tiến” – violon được lên dây quãng 4, còn guitar được khoét phím lõm, để tăng sự nhấn nhá trong điệu đàn.

Sau biến cố Kinh đô Huế thất thủ năm 1885 của triều đình Hàm Nghi, ông Nguyễn Quang Đại cùng nhiều quan lại, dân lính triều đình chạy về phương Nam lánh nạn, với vốn ca nhạc Huế sẵn có ông đã cải biên một số bài bản trở thành đặc trưng âm nhạc Nam Bộ và tạo nên phong trào Đờn ca tài tử Nam Bộ ở miền Đông do ông đứng đầu, nhóm miền Tây (Vĩnh Long, Sa Đéc, Mỹ Tho) do ông Trần Quang Quờn đứng đầu, nhóm Bạc Liêu, Rạch Giá do ông Lê Tài Khị (1862-1924) quê ở Bạc Liêu đứng đầu và ông được tôn là hậu tổ nhạc Khị.

Sau nhiều năm, ông Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi), Trần Quang Quờn, nhạc Khị và nhiều nghệ nhân khác ở Nam Bộ đã cải biên, sáng tạo bổ sung một số bài bài từ điệu thức Bắc, Nam.

Đặc biệt điệu thức Oán Chánh, Oán Phụ là hoàn toàn do những người sống ở vùng đất Nam Bộ sáng tạo nên. Tất cả các bài bản được cải biên, sáng tạo bổ sung đều thể hiện được tính đặc trưng Nam Bộ. Đờn ca tài tử Nam Bộ ra đời vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX (khoảng năm 1885).

PH/TH

Để lại bình luận

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết liên quan

Theo dõi chúng tôi

Bài viết mới nhất